Thực tập là gì? cần chuẩn bị gì? các lưu ý và Kinh nghiệm thực tập cho sinh viên

22/03/2024

Đối với sinh viên, thực tập gần như là một hoạt động bắt buộc để tốt nghiệp cũng như trau dồi, bồi dưỡng thêm cho bản thân kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn gặp những khó khăn, bỡ ngỡ nhất định trong quá trình chuẩn bị, tìm kiếm một công việc thực tập phù hợp. Dựa trên vấn đề này, bài viết sẽ đưa ra một vài thông tin, định hướng để các bạn sinh viên có được hành trang vững chắc nhất cho hành trình tìm việc làm của mình.

TOP những điều sinh viên cần biết trước khi đi thực tập

I. Tìm hiểu về kì thực tập

1. Thực tập là gì?

Thực tập là khái niệm quen thuộc đối với sinh viên và nhà tuyển dụng. Đây là hoạt động học tập, nghiên cứu và thực hành của sinh viên vào những năm cuối ngồi trên ghế nhà trường nhằm nâng cao kĩ năng thực hành, kinh nghiệm làm việc và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Ngoài ra, việc tự mình trải nghiệm môi trường thực tế cũng là một quá trình giúp sinh viên nhận biết mức độ phù hợp của công việc đó với nhu cầu, định hướng của bản thân. Từ đó có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp cho tương lai.

2. Những công việc cần làm trong khi thực tập

Thông thường, một người tiến hành quá trình thực tập sẽ cần làm những công việc như:

- Tìm hiểu về cơ chế hoạt động, quy định, nội quy chung của đơn vị/ tổ chức/ cơ quan/ doanh nghiệp.

- Thực hiện các tác vụ hàng ngày của công việc dưới sự hướng dẫn, quan sát của quản lí.

- Hỗ trợ và tham dự, đóng góp vào những dự án, việc làm của đơn vị/ tổ chức/ cơ quan/ doanh nghiệp.

- Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế (cả về kĩ năng cứng và kĩ năng mềm)...

3. Các loại hình thực tập

- Thực tập nhận thức: Đây là môn bắt buộc trong chương trình đào tạo ở một số hệ Đại học, Cao đẳng trong nước. Sinh viên sẽ được tuyển dụng đào tạo và làm việc tại đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp như một nhân viên trong một khoảng thời gian quy định rồi quay lại hoàn thành nốt chương trình học của mình. Sau giai đoạn này, sinh viên cần có báo cáo, thu hoạch để gửi về cho nhà trường.

- Thực tập tích lũy: Sinh viên sẽ tham gia 1 dự án cụ thể đúng với số giờ làm việc tại đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể là sinh viên tích lũy đủ tối thiểu 320 giờ làm việc thực tế tại đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp.

- Thực tập tốt nghiệp: Đây là hình thức thực tập kéo dài trong 15 tuần, chỉ dành cho sinh viên năm cuối sắp ra trường. Hình thức thực tập này có yêu cầu cao hơn, mang tính chất quyết định đối với việc tốt nghiệp của sinh viên. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ là người chủ động học hỏi và tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân.

- Thực tập tại nước ngoài: Để có cơ hội đi thực tập tại các doanh nghiệp nước ngoài, CV thực tập của sinh viên cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu (về kết quả học tập, năng lực ngoại ngữ, thành tích ngoại khóa,...), vượt qua những vòng tuyển chọn khắt khe thông qua 2 cách thức là bài luận và phỏng vấn.

4. Thời gian thực tập

Đa số các kì thực tập thường sẽ kéo dài 3 - 4 tháng. Ở một vài nơi, khoảng thời gian này sẽ ngắn hơn, rơi vào tầm 2 - 3 tháng. Cũng có một số nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên thực tập lâu hơn nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về năng lực nhân sự. Từ đó, sinh viên thực tập cũng có thể được việc làm chính thức tại đơn vị đó.

5. Mức lương thực tập

Thực tập là một trong những chính sách của Nhà nước để khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận, mở rộng cơ hội cho sinh viên tiếp cận thực tế. Vậy nên, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm chỉ dẫn, tạo điều kiện việc làm cho sinh viên trong môi trường thực tế.

Tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề cũng như những chính sách riêng của từng cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp, sinh viên sẽ có hoặc không có lương trong quá trình thực tập. Nếu có, khoản phụ cấp sẽ rơi vào tầm 3 - 5 triệu VNĐ đối với các doanh nghiệp lớn và 1 - 2 triệu VNĐ đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Điều này cũng dựa vào thỏa thuận giữa hai bên về việc hưởng phụ cấp thực tập và các khoản hỗ trợ khác.

II. Đi thực tập cần chuẩn bị những gì?

1. Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tìm kiếm việc làm thực tập

- Thái độ cầu tiến, ham học hỏi

- Tinh thần trách nhiệm với công việc

- Thái độ làm việc tốt: kiên trì, nỗ lực, chủ động, tích cực trong công việc

- Có kĩ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác, trao đổi thông tin tốt

- Sự sáng tạo trong công việc

2. Những lưu ý đối với sinh viên khi tham gia vào quá trình thực tập

Để chuẩn bị thật chu đáo cho một kì thực tập mới, sinh viên - những lao động mới của xã hội, cần phải lưu ý một số điều như sau:

- Chuẩn bị hồ sơ xin việc khi tham gia thực tập

- Tìm hiểu về cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp chuẩn bị đăng kí thực tập

- Chủ động gửi CV, liên hệ với người hướng dẫn, nhà tuyển dụng

- Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho công việc

- Chú ý tác phong, thái độ, cách ăn mặc

3. Các kênh thông tin để tìm kiếm công việc thực tập

Hiện nay, có rất nhiều phương tiện để sinh viên tìm việc làm thực tập phù hợp. Một vài nguồn uy tín có thể kể đến:

3.1. Từ phía nhà trường

Hiện nay, rất nhiều trường Đại học đã có sự liên kết với các tổ chức/ cơ quan/ doanh nghiệp nhất định, giúp quá trình thực tập của sinh viên diễn ra suôn sẻ hơn.

3.2. Từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè

Dựa vào các mối quan hệ xã hội, sinh viên cũng có thể tìm kiếm việc làm thực tập cho bản thân nhờ sự hỗ trợ, giới thiệu của người thân, bạn bè. Đó là những người đã, đang công tác tại một tổ chức/ cơ quan/ doanh nghiệp cố định, sẽ thông báo cho ta nếu nơi đó có kế hoạch tuyển dụng thực tập sinh.

3.3. Qua mạng xã hội và các website tuyển dụng uy tín

Hiện nay, thông tin tuyển dụng có rất nhiều trên mạng xã hội hoặc các website tìm việc làm với nhiều mẫu CV nổi bật có thể kể đến như JobOKO,...

Tùy vào nhu cầu cũng như trải nghiệm cá nhân, người dùng có thể lựa chọn cho mình kênh thông tin phù hợp để tìm được những công việc thực tập đúng với mong muốn, dự định của bản thân.

Thông tin cơ bản sinh viên cần chú ý trước khi đi thực tập

Trên đây là những thông tin cơ bản cũng như các lưu ý dành cho sinh viên, người trẻ khi bắt đầu đi thực tập, bước chân vào thị trường lao động. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều điều hữu ích. Hiện tại, trên trang web tìm việc làm nhanh JobOKO cũng có rất nhiều công ty tuyển dụng thực tập sinh, bạn có thể tham khảo thêm để tìm được một nơi thực tập ưng ý. Chúc bạn sớm tìm được công việc thực tập phù hợp với ngành học cũng như những nhu cầu của bản thân.

Bài viết khác

Xem thêm