Việc làm cho sinh viên Công nghệ thông tin: lập trình nhúng, phát triển phần mềm, IT phần cứng, IT Support/Helpdesk, Tester,...
"Học Công nghệ thông tin ra làm gì?" là thắc mắc của không ít bạn sinh viên. Không biết bản thân phù hợp với công việc gì, chật vật tìm việc vì đổ xô ứng tuyển vào những công việc hot, có tỷ lệ cạnh tranh cao... khiến nhiều bạn sinh viên rơi vào trạng thái mông lung, mất định hướng trên bước khởi đầu sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cơ hội việc làm cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin
Hệ thống nhúng là hệ thống có khả năng tự trị được nhúng vào trong một môi trường hay hệ thống mẹ. Đó là các hệ thống tích hợp cả phần cứng và phần mềm phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hóa điều khiển, quan trắc và truyền tin. Lập trình nhúng là việc xây dựng các hệ thống phần mềm kết nối và điều khiển các thành phần trong hệ thống nhúng.
Lập trình nhúng chia làm 2 mảng công việc:
- Lập trình nhúng phần mềm (Embedded Software): Phát triển phần mềm cho sản phẩm nhúng bao gồm Driver, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,... Lập trình các ngôn ngữ C++, Java; lập trình web, ứng dụng; lập trình Script.
- Lập trỉnh nhúng phần cứng (Embedded Hardware): Thiết kế PCB (Allegro, Altium), kiểm tra board mạch; hàn và sửa mạch; sử dụng các công cụ, máy đo.
Phát triển các phần mềm, ứng dụng dựa trên nhu cầu của người dùng hoặc mục tiêu tiếp thị. Công việc phát triển phần mềm chia làm 3 mảng chính:
- Front-end: Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng sử dụng các ngôn ngữ HTML, CSS, JavaScript,...
- Back-end: Xây dựng cách thức vận hành của phần mềm, ứng dụng: cơ sở dữ liệu, máy chủ, ứng dụng sử dụng các ngôn ngữ Ruby, Python, PHP, Java,...
- Full-stack: Thực hiện toàn bộ công việc của người làm Front-end và Back-end.
Chuyên lập trình một loại ngôn ngữ để thiết kế web, phát triển ứng dụng, hoàn thành api, thiết kế database,...
Một số công việc lập trình một loại ngôn ngữ nhất định phổ biến là lập trình Java, lập trình PHP, lập trình Python, lập trình C+, C++,...
Lập trình khai thác dữ liệu qua các thuật toán, mô hình thống kê, cho phép hệ thống máy tính tự nhận biết dữ liệu mà không cần lập trình trước hoặc tự dự đoán.
Lập trình học máy được ứng dụng nhằm dự đoán kết quả giá nhà, giá xe,... và phân loại, nhận diện chữ viết tay, đồ vật,... hoặc phát triển các mã và chương trình cho máy móc hoạt động.
Theo đuổi công việc lập trình học máy, bạn cần có kỹ năng lập trình các ngôn ngữ: Python, R, C, C++,...
Thiết kế và cài đặt hệ thống mạng; cài đặt, thiết lập và sửa chữa phần cứng máy tính; bảo dưỡng và nâng cấp toàn bộ hệ thống; và bảo mật dữ liệu máy tính và hệ thống mạng.
Chuyên tư vấn xử lý các sự cố, sửa chữa, bảo trì, bảo mật,... về phần cứng, phần mềm hệ thống mạng, thông tin, thiết bị cho công ty đang làm việc, cho đối tác và khách hàng.
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn về công nghệ thông tin thì IT Support/Heldesk cần có kỹ năng tư vấn bao gồm: giao tiếp, lắng nghe và đặt câu hỏi, cung cấp giải pháp ngắn gọn, hiệu quả, giải quyết vấn đề linh hoạt,...
Kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm hiệu suất hoạt động và tính bảo mật bằng việc tìm và phân tích nguyên nhân các lỗi trên sản phẩm; phối hợp cùng lập trình viên để khắc phục các lỗi.
Công việc Kiểm thử được chia làm các nhánh nhỏ như QA, QC, Manual Tester, Automation Tester,...
Thiết kế, xây dựng, triển khai, bảo mật, cập nhật và bảo trì hệ thống mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu để đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin hoạt động trơn tru.
Lập kế hoạch, thiết kế kiến trúc, triển khai các hệ thống bảo mật; quản lý, vận hành, giám sát và xử lý sự cố về bảo mật thông tin; rà quét lỗ hổng, nhận dạng, đánh giá và vá các lỗ hổng trên hệ thống bảo mật.
Kiểm tra và đánh giá cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã đảm bảo tuân thủ các luật, chính sách và tiêu chuẩn công nghệ thông tin; dự đoán các rủi ro và bảo mật dữ liệu.
Thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu nhằm xác định các xu hướng và dự đoán tương lai về thị trường, tài chính,... Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lên chiến lược, đưa ra các quyết định kinh doanh khách quan, chính xác hơn.
Quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu về quy trình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và phần mềm nhằm tìm kiếm giải pháp giảm chi phí và tăng doanh thu.
Sửa chữa lỗi, bảo mật và nâng cấp hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu để bảo đảm hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu vận hành hiệu quả và an toàn.
Biên dịch toàn bộ tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án cho kỹ sư đối tác nước ngoài. Đồng thời, hỗ trợ trao đổi, phiên dịch giữa đội dự án và khách hàng trở nên thông suốt, là cầu nối về văn hóa và yêu cầu của hai bên.
Hãy đánh giá kiến thức nền tảng; kinh nghiệm; sở thích và tính cách của bản thân để lựa chọn công việc phù hợp.
Khi đã đánh giá được công việc phù hợp, hãy tìm kiếm các công việc part-time cho sinh viên phù hợp với năng lực của mình để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng sớm nhất có thể.
Khi ứng tuyển nhiều công việc cùng lúc, hãy tùy chỉnh CV, làm nổi bật những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc đó.
Hy vọng, bài viết về các cơ hội việc làm cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị trí công việc của ngành. Từ đó, lựa chọn công việc phù hợp.
Để chuẩn bị hồ sơ xin việc ấn tượng, sinh viên cần lưu ý các điểm sau. Đầu tiên, CV xin việc (Curriculum Vitae) phải rõ ràng, chuyên nghiệp và phản ánh đúng bản thân bạn. Sử dụng một mẫu CV chuyên nghiệp, có sẵn trên các trang web uy tín hoặc các ứng dụng soạn thảo văn bản, giúp thông tin được trình bày một cách logic và dễ theo dõi. Trong CV, thông tin cá nhân cần được viết ngắn gọn nhưng đầy đủ, bao gồm tên, địa chỉ liên lạc, email và số điện thoại.
Khi làm CV, bạn nên nêu rõ quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc, kể cả những công việc làm thêm, dự án học tập hay thực tập. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Hãy chú trọng vào những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và kỹ năng giao tiếp, cũng như kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.
Một điểm quan trọng nữa là thư xin việc. Một thư xin việc tốt sẽ làm tăng cơ hội trúng tuyển của bạn. Thư xin việc nên được viết trang trọng, bạn có thể xem hướng dẫn cách viết thư xin việc tại đây.
Cuối cùng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ xin việc của mình trước khi gửi đi, đảm bảo không có lỗi chính tả hay ngữ pháp, và thông tin được trình bày một cách chính xác và rõ ràng. Hãy nhớ rằng, một hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và ấn tượng sẽ mở ra cánh cửa cơ hội cho bạn.